Thông cống nghẹt Minh Đức giá bao nhiêu tiền TPHCM 0908887541

Nước thải là gì? Công nghệ xử lý nước thải hiệu quả nhất hiện nay

Khái niệm nước thải là gì? Những nguồn nước thải phổ biến nhất hiện nay, cũng như các tác động của nước thải sinh hoạt, bệnh viện, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp, chăn nuôi gia súc,.. và công nghệ xử lý nước thải hiệu quả nhất hiện nay sẽ được chúng tôi phân tích, tổng hợp và chia sẻ chi tiết trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng theo dõi nhé!
Tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm nguồn nước nói riêng đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay. Nguồn nước đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là nước thải từ sinh hoạt và nước thải công nghiệp. Chính vì vậy, việc áp dụng công nghệ vào việc xử lý nước thải là vô cùng cần thiết và cấp bách để bảo vệ cho sức khỏe của chính chúng ta. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm về công nghệ xử lý nước thải nhé!
 

Nước thải là gì?

 
Trong tiếng Anh, nước thải đọc là wastewater, được dùng để chỉ nguồn nước đã qua sử dụng trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày hay tạo ra trong quá trình sản xuất và nguồn nước này đã không còn khả năng sử dụng được nữa.
 
Cụ thể hơn thì nó có thể là nước từ các hoạt động vệ sinh cá nhân, lau dọn nhà cửa, tắm giặt, nước mưa, nước cống, nước thải từ những nhà máy, xí nghiệp, xả bể phốt,...Nói chung, tất cả các loại nước đã được qua sử dụng dưới bất cứ hình thức nào và được xả bỏ ra bên ngoài môi trường đều được gọi là nước thải.
 
Nước thải là gì?
Nước thải là gì?
 
Vậy thì với các thông tin ngắn gọn, xúc tích ở trên, bạn đã hiểu được nước thải là gì nói chung, đồng thời cũng biết nước thải trong tiếng Anh là gì nói riêng rồi đúng không nào? Để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta hãy cùng nhau tham khảo về những nguồn nước thải phổ biến nhất trong nội dung tiếp theo trong bài viết này nhé!

Xem thêm: https://thongcongnghethcm.net/khi-thai-la-gi-cac-tieu-chuan-khi-thai-pho-bien-hien-nay.html
 

Các nguồn nước thải phổ biến nhất hiện nay

 
Từ định nghĩa ở trên thì chúng ta có thể nhận thấy rằng nguồn nước thải cực kỳ đa dạng và phong phú. Nhưng trong bài biết này chúng tôi xin chỉ giới thiệu một số nguồn nước thải phổ biến nhất.
 
Nước thải sinh hoạt
 
Tước tình trạng ô nhiễm nước thải sinh hoạt ngày càng trầm trọng thì cụm từ này cũng được nói đến thường xuyên hơn. Vậy thì nước thải sinh hoạt là gì? Trong tiếng Anh nước thải sinh hoạt là Domestic Wastewater, được xả ra từ quá trình giặt rũ, vệ sinh, tắm rửa,...của những hộ gia đình, bệnh viện, văn phòng, công sở, trường học,...
 
Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt
 
Khi phân loại, nước thải sinh hoạt thường được chia thành hai nhóm chính, bao gồm:
 
- Nước thải sinh hoạt do con người xả ra từ nhà vệ sinh: Có màu, có mùi, thành phần chính là chất hữu cơ thí dụ như nước tiểu, phân. Trong số đó, thành phần những chất ô nhiễm như Nitơ, COD, photpho, BOD5 chiếm tỷ lệ khá lớn. Nhóm nước thải này hiện tại vẫn được thu gom và tiêu hủy một phần trong hầm cầu và để tránh tình trạng bồn cầu bị tắc nghẽn chúng ta cần phải tiến hành thông hút hầm cầu thường xuyên.
 
- Nước thải từ các chất thải sinh hoạt hàng ngày: Nhóm này bao gồm nước đã qua sử dụng từ các khu vực nấu nướng, rửa sạch ở phòng bếp (rửa bát đũa, xoong nồi, rau củ quả,...) và khu vực tắm giặt (thành phần chất thải chính là hóa chất từ sữa tắm, bột giặt, xà phòng,...).
 
Nước thải công nghiệp
 
Với nghi vấn nước thải công nghiệp là gì có thể định nghĩa nó một cách xúc tích là các nguồn nước được xả ra từ quá trình sản xuất công nghiệp và các hoạt động vệ sinh, sinh hoạt của công nhân viên.
 
Nước thải công nghiệp
Nước thải công nghiệp
 
Thành phần của nước thải công nghiệp dựa trên từng loại hình khác nhau sẽ bao gồm những thành phần khác nhau, chúng ta có thể phân chia theo:
 
- Chất gây ô nhiễm: Bao gồm các chất hữu cơ hòa tan hay ở dạng nhũ, dầu mỡ, chất rắn lơ lửng, muối, acid và bazo mạnh, ion kim loại, CN, Cr, S2, đường, phenol, chất hữu cơ ion hóa và không ion hóa và những chất hữu cơ dễ phân hủy khác.
 
- Ngành sản xuất công nghiệp: Ví dụ như nước thải dệt nhuộm, lĩnh vực sản xuất bột ngọt, cafe, đường, giấy, cao su, bia, khoáng sản,...
 
Nước thải y tế, bệnh viện
 
Nói đến những nguồn nước thải phổ biến nhất hiện nay không thể không kể đến nguồn nước thải y tế, bệnh viện. Nếu như bạn đang băn khoăn nước thải y tế là gì thì đáp án chính là phần nước được xả ra từ những hoạt động thăm khám, chăm sóc bệnh nhân, phẫu thuật, vệ sinh dụng cụ y tế và những hoạt động nghiệp vụ chuyên môn liên quan khác.
 
Nước thải y tế, bệnh viện
Nước thải y tế, bệnh viện
 
Việc xử lý nguồn nước thải bệnh viện và những cơ sở y tế ngày càng được chú trọng, quan tâm đặc biệt bởi trong loại nước thải này có chứa các chất hóa học, hợp chất, tạp chất và rất nhiều loại vi khuẩn khác nhau, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ lây nhiễm bệnh tật.
 
Nước thải chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản
 
Tiếp theo là nước thải đến từ ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy hải sản. Đây là nguồn phát sinh ra nước thải cực kỳ lớn, trở thành mối hiểm họa đáng báo động của Việt Nam hiện nay.
 
Trong ngành chăn nuôi thì nước thải do chăn nuôi lợn chiếm khối lượng lớn nhất và càng ngày càng tăng mạnh mẽ trong những năm gần đây, mỗi năm thải ra bên ngoài môi trường sống hàng triệu tấn chất thải.
 
Hơn nữa, nó cũng là một trong các loại nước thải có khả năng gây ra ô nhiễm môi trường cao, khó có thể xử lý bởi hàm lượng cao chất hữu cơ, N,P,vi sinh vật gây bệnh và cặn lơ lửng.
 
Một số nguồn nước thải khác
 
Bên cạnh một số nguồn phổ biến trên đây còn có một vài nguồn nước thải đặc trưng khác, ví dụ như:
 
- Nước thải xi mạ: Loại nước này này phát sinh không nhiều tuy nhiên hàm lượng kim loại vô cùng cao. Thành phần của nước thải có thể chứa các độc tố như sunfat, amoni, xianua, cromat,...phụ thuộc vào loại muối kim loại (Ni, Fe, Cr, Cu,...) được dùng.
 
- Nước thải giặt là: Bột giặt và những chất tẩy trắng là những sản phẩm chính của ngành dịch vụ giặt là. Những chất thải hoạt động trên bề mặt gồm có Cationic, Non-lonic, Anionic, chất hoạt động bề mặt lưỡng tính,...chủ yếu chính là chất bền sinh học nên cần phải được xử lý trước khi xả ra bên ngoài môi trường.
 
Một số nguồn nước thải khác
Một số nguồn nước thải khác
 
- Nước thải mực in: Loại nước thải này cũng không nhiều, chủ yếu bắt nguồn từ công đoạn vệ sinh những thiết bị máy móc hay vệ sinh xưởng khi mực in tràn đổ ra bên ngoài. Mặc dù tỷ lệ kas ít nhưng nồng độ chất gây ra ô nhiễm lại cao, khi xả trực tiếp ra môi trường sẽ làm giảm nồng độ oxy hòa tan bên trong nước.
 
- Nước thải máy lạnh: Nó được hình thành từ phần nước được ngưng tụ trong cục lạnh khi các thiết bị hoạt động, tiếp theo đó sẽ dẫn xả ra bên ngoài theo đường ống. Loại nước thải này không đáng bận tâm vì đa số đều là nước sạch, nhiều người còn sử dụng cho sinh hoạt hàng ngày.
 
- Nước thải nhiễm dầu: Vô cùng độc hại và khó để xử lý, thành phần chủ yếu chính là dầu khoáng, cặn lắng, rác, đất sét và các chất bề mặt,...tồn tại với 3 dạng chính đó là hòa tan, dụng tự do và nhũ tương.
 

Tác động của nước thải tới môi trường và đời sống

 
Phần lớn những loại nước thải đều có chứa các thành phần gây độc hại và nếu như không có giải pháp xử lý trước khi xả ra ngoài sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm nước thải sinh hoạt, bệnh viện, công nghiệp, chăn nuôi gia súc gia cầm,...Hậu quả mà nó để lại chính là gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và đời sống. Dưới đây là các tác động chính:
 
Tác động đến môi trường nước và sinh vật nước
 
Bao gồm cả các nguồn nước mặt và nước ngầm, hệ sinh vật trong nước do những chất hữu cơ độc hại và kim loại nặng thẩm thấu hay hòa tan trong nước làm cho chất lượng nguồn nước bị suy giảm trầm trọng, đồng thời khiến cho những loài thủy sinh bị đột biến gen hay chết hàng loạt.
 
Tác động của nước thải tới môi trường và đời sống
Tác động của nước thải tới môi trường và đời sống
 
Tác động đến môi trường đất và sinh vật đất
 
Ô nhiễm nước thải sinh hoạt, công nghiệp, chăn nuôi gia súc gia cầm,...đem theo rất nhiều chất hữu cơ và vô cơ thẩm thấu vào đất cũng để lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho tài nguyên này. Khi độ phì nhiêu và tính chất ban đầu của đất đã bị biến đổi theo chiều hướng xấu đi thì hệ sinh vật sống trong đất cũng bị tác động trực tiếp.
 
Tác động đến môi trường không khí
 
Một trong những lý do khiến mật độ bụi bẩn trong không khí tăng cao là bởi những hợp chất độc hại trong nước thải thông qua việc bốc hơi để lẫn vào bên trong không khí, tạo thành giá bám cho những vi sinh vật, gây ra mùi hôi thối khó chịu.
 
Tác động đến đời sống kinh tế, sức khỏe con người
 
Việc tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp bởi ăn phải những thực phẩm bị nhiễm bẩn, ngửi phải những chất độc hại trong nước thải là một trong những lý do chính tạo ra mầm bệnh, ví dụ như đột biến gen, tiêu chảy, ung thư, bệnh về phổi,...Ngoài ra, nguồn thu từ các ngành khai thác tài nguyên biển và những hoạt động nông lâm nghiệp cũng giảm sút đáng kể.
 

Công nghệ xử lý nước thải hiệu quả nhất hiện nay

 
Để có thể biết được cách xử lý hiệu quả thì chúng ta cần phải hiểu được định nghĩa của xử lý nước thải là gì? Cụ thể, xử lý nước thải trong tiếng Anh là Wastewater Treatment, đó là quá trình loại bỏ các chất gây ô nhiễm ra khỏi nguồn nước thải (nước thải sinh hoạt, bệnh viện, công nghiệp, chăn nuôi gia súc gia cầm và nuôi đây chúng tôi sẽ trồng thủy hải sản,...) trước khi xả ra bên ngoài môi trường sống.
 
Công nghệ xử lý nước thải hiệu quả nhất hiện nay
Công nghệ xử lý nước thải hiệu quả nhất hiện nay
 
Phụ thuộc vào mỗi loại nước thải khác nhau sẽ có những phương pháp xử lý khác nhau. Theo đó, các công nghệ xử lý nước thải có tính axit sẽ khác với công nghệ xử lý nước thải kim loại nặng như crom 6, nước thải nhiễm dầu, nước thải sinh hoạt thông thường hay nước thải nhiễm mặn. Ngay sau đây chúng tôi sẽ bật mí cho bạn về các phương pháp xử lý nước thải.
 

Xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học

 
Biện pháp loại bỏ những chất gây ô nhiễm ra khỏi nguồn nước thải đầu tiên mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn chính là phương pháp sinh học. Nguyên lý hoạt động của biện pháp này chính là dựa theo hoạt động sống của vi sinh vật để biến đổi những chất hữu cơ thành tế bào mới không gây nguy hại hay ít gây hại cho môi trường xung quanh và sức khỏe nhân loại.
 
Sau đây là một vài phương pháp làm sạch nước thải bằng phương pháp sinh học đang được áp dụng phổ biến nhất:
 
Sử dụng vi sinh để xử lý nước thải
 
Phương pháp xử lý nước thải bằng vi sinh có khá nhiều ưu điểm vượt trội như dễ áp dụng, chi phí thấp, dễ thực hiện, phát sinh ít chất thải hơn do với những giải pháp sinh học khác nên không gây ra ô nhiễm môi trường sống.
 
Sử dụng vi sinh để xử lý nước thải
Sử dụng vi sinh để xử lý nước thải
 
Phụ thuộc vào đặc tính của mỗi loại nước thải để cung cấp những chất (photpho, nito, chất khoáng,...) hay thiết bị hỗ trợ thích hợp để duy trì và hình thành sự sinh trưởng của vi sinh vật kỵ khí và hiếu khí, trong số đó vi sinh xử lý nước thải biofix đang được ưu tiên làm lựa chọn hàng đầu.
 
Hiện tại, biện pháp vi sinh đang được áp dụng để phân hủy và chuyển hóa những hợp chất hữu cơ đơn giản như protein, dầu mỡ, tinh bột cho đến những hợp chất phức tạp như xenlulozo, dầu mỏ, lipid,...Hơn nữa, nó cũng có thể xử lý nước thải giàu amoni và kim loại nặng như chì, kẽm, nhôm, đồng, thủy ngân, sắt.
 
Quá trình xử lý các chất bẩn trong nước thải bằng vi sinh kỵ khí (không được cung cấp oxi) sẽ được phân loại làm 4 giai đoạn chính dưới đây:
 
- Thủy phân
- Acid hóa
- Acetate hóa
- Methane hóa
 
Trong khi đó thì vi sinh vật trong xử lý nước thải hiếu khí lại được cung cấp oxi liên tục để tạo ra điều kiện lý tưởng nhất cho những vi khuẩn xử lý nước thải sinh trưởng, phát triển và được phân thành 3 giai đoạn:
 
- Oxi hóa chất hữu cơ
- Vi sinh vật tiến hành tổng hợp tế bào mới
- Vi sinh vật phân hủy nội bào
 
Xử lý nước thải bằng công nghệ AAO (MBR)
 
Phương pháp xử lý nước thải AAO cũng có thể ứng dụng để xử lý các nguồn nước thải chứa hàm lượng các chất hữu cơ cao như nước thải từ lĩnh vực chế biến thủy hải sản, nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, lĩnh vực công nghiệp sản xuất bánh kẹo – thực phẩm và xử lý nước thải nhiễm dầu, nhiễm mặn.
 
Xử lý nước thải bằng công nghệ AAO
Xử lý nước thải bằng công nghệ AAO
 
Theo phân tích của các chuyên gia, đây chính là công nghệ xử lý sinh học liên tục, không giống với việc dùng vi sinh xử lý nước thải, AAO chính là sự kết hợp của đồng thời 3 hệ vi sinh: Thiếu khí (Anoxic), Kỵ khí (Anaerobic) và hiếu khí (Oxic) nhằm loại bỏ những chất gây ô nhiễm trong nước thải để bảo vệ môi trường.
 
Xử lý nước thải bằng tảo hay bèo tây
 
Sử dụng bèo tây và tảo cũng là một trong các phương pháp xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học cho hiệu quả cao và ổn định bởi hai loại thực vật này đều có thể sinh tồn mạnh mẽ trong nước thải, cực kỳ thân thiện với môi trường và đặc biệt còn có thể thu hồi các chất dinh dưỡng vào sinh khối để sử dụng với mục đích khác.
 
Sở dĩ bèo tây và tảo có thể loại bỏ và hấp thụ những chất ô nhiễm trong nước thải để biến đổi thành những chất dinh dưỡng của cơ thể sống là dựa vào quá trình quang hợp.
 
Hiện nay, biện pháp này có thể tiến hành xử lý nước thải chứa crom 6 nói riêng và kim loại nặng nói chung; xử lý nước thải giàu amoni, nước thải nhiễm mặn, nhiễm dầu,...Nói chung là phần lớn những loại nước thải nông nghiệp, phân thải gia súc, nước thải đô thị đều có thể dùng bèo tây hoặc tảo để khử đi chất ô nhiễm.
 

Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học

 
Đây là biện pháp mang đến hiệu quả và, dễ quản lý, dễ xử lý, bạn có thể mua javen xử lý nước thải và những nguyên liệu hóa chất một cách dễ dàng. Thích hợp xử lý nước thải có chứa crom 6, có tính axit, nước thải nhiễm dầu, chất bẩn, tạp chất và kim loại nặng, nước thải giàu amoni.
 
Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học
Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học
 
Nhưng ngoài các ưu điểm thì xử lý nước thải bằng biện pháp hóa học cũng tiềm ẩn một vài điểm hạn chế nhất định. Đó là trong quá trình xử lý nó có thể tạo nên một vài chất gây ra ô nhiễm thứ cấp từ các phản ứng hóa học. Hơn nữa, giá thành của nó lại khá cao.
 
Kể đến những công nghệ xử lý nước thải  hóa học thì phần lớn chúng ta sẽ nghĩ đến ngay các phương pháp sau đây:
 
Xử lý nước thải bằng phương pháp oxi và khử
 
Với biện pháp oxi hóa khử, chúng ta cần phải dùng đến những chất oxi hóa như Clo hóa lỏng và dạng khí, natri và hypoclorit canxi, dioxit clo, clorat canxi, oxi không khí, ozon, pemanganat kali,...nhằm làm sạch nước thải.
 
Thông qua quá trình oxi hóa, thành phần của các chất độc hại có trong nước thải sẽ biến đổi thành những chất ít độc hơn và tách ra khỏi nước thải.
 
Điểm hạn chế của phương pháp này chính là tiêu tốn một lượng khá lớn những tác nhân hóa học nên chỉ được sử dụng trong trường hợp tạp chất trong nước thải không thể loại bỏ khi dùng biện pháp khác.
 
Xử lý nước thải bằng phương pháp trung hòa
 
Xử lý nước thải bằng biện pháp hóa học tiếp theo là trung hòa. Phương pháp này được tiến hành bằng nhiều biện pháp khác nhau, ví dụ như:
 
Xử lý nước thải bằng phương pháp trung hòa
Xử lý nước thải bằng phương pháp trung hòa
 
- Bổ sung các tác nhân hóa học
- Trộn nước thải với kiềm hay axit
- Sử dụng kiềm hấp thụ khí axit và sử dụng nước axit hấp thụ amoniac
- Dùng vật liệu lọc trung hòa axit
 

Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý – cơ học

 
Cơ chế hoạt động của biện pháp này là đem những chất phản ứng vào nước thải, các chất này sẽ phản ứng với chất bẩn và tách chúng ra khỏi nước thải với dạng hòa tan không độc hại hoặc dạng cặn lắng.
 
Cho đến thời điểm hiện tại, biện pháp này được sử dụng với các quá trình keo tụ, trích ly và công nghệ xử lý nước thải MET. Sau đây là thông tin chi tiết của mỗi quá trình.
 
Xử lý bằng quá trình keo tụ tạo bông
 
Thích hợp khi khử màu, cặn lơ lửng và vi sinh vật, xử lý nước thải có chứa kim loại nặng, nhiễm dầu giảm độ đục của nước thải. Hầu hết keo tụ đều ở dạng Fe(III), Al(III), Al2(SO4), 14H2O, FeCl3.
 
Xử lý bằng quá trình keo tụ tạo bông
Xử lý bằng quá trình keo tụ tạo bông
 
Mặc dù vậy, trong thực tế phèn sắt vẫn được ưu tiên hơn phèn nhôm. Hơn nữa, nhằm tăng khả năng tạo bông lắng nhanh và đặc chắc như sét, polymer, silicat hoạt tính thì những chất trợ keo tụ cũng không thể thiếu trong quá trình này.
 
Sử dụng công nghệ xử lý nước thải MET
 
Phương pháp xử lý nước thải bằng công nghệ MET (công nghệ cơ học) được phân tích rằng khi dòng nước chảy vào máy với áp lực dòng chảy qua van hơi vào nơi phân tách vừa đủ sẽ bị phân tách thành các tia nhỏ.
 
Ngay lúc này, nước ở dạng phân tử sẽ hòa trộn với oxi, tạo ra kết tủa oxit, kim loại sẽ lắng đọng lại trên bề mặt cát, số nước còn lại được đẩy xuống dưới đáy bể và tiếp tục được xử lý bằng yếm khí. Thực hiện được với những nguồn nước thải chứa kim loại nặng, chất khí, vi sinh vật, chất rắn lơ lửng,...
 
Sử dụng công nghệ xử lý nước thải MET
Sử dụng công nghệ xử lý nước thải MET
 
Xử lý bằng phương pháp trích ly pha lỏng
 
Biện pháp hóa khí này thích hợp xử lý nước thải chứa phenol, nhiễm dầu, những ion kim loại và axit hữu cơ. Chỉ thực hiện khi nồng độ chất bẩn có trong nước thải lớn hơn 3 đến 4g/l bởi chỉ có như vậy thì chất thu hồi sau xử lý mới bù đắp được cho chi phí trong quá trình trích ly pha lỏng. Việc lựa chọn đúng chất trích ly và vận tốc của nó khi hòa trộn với nước thải sẽ quyết định hiệu quả của biện pháp này.
 

Xử lý nước thải bằng phương pháp điện hóa

 
Biện pháp điện hóa, ví dụ như xử lý nước thải bằng công nghệ Plasma được phản hồi tích cực bởi nó có thể xử lý triệt để những chất gây độc hại dựa trên cơ sở giữa hai dạng năng lượng đó là điện và hóa học. Việc xử lý nước thải bằng biện pháp điện hóa cần phải có sự hiểu biết nhất định về kỹ thuật cũng như phương thức vận hành.
 
Dựa trên thông tin của giới chuyên môn, hiện tại có 2 cách làm sạch nước thải bằng biện pháp điện hóa, gồm có:
 
Phương pháp keo tụ điện hóa
 
Phù hợp khi tiến hành xử lý những chất thải chứa màu hữu cơ khó phân hủy bằng biện pháp sinh học, điển hình như nước thải từ ngành công nghiệp dệt nhuộm, sản xuất giấy, nước rỉ rác,...
 
Phương pháp keo tụ điện hóa
Phương pháp keo tụ điện hóa
 
Nguyên lý hoạt động của keo tụ điện hóa được dựa trên cơ sở hòa tan những anot để tạo thành nhôm hidroxit hoạt tính cao để keo tụ các chất gây ra ô nhiễm, tạp chất chứa trong nước thải.
 
Phương pháp oxi hóa điện hóa
 
Biện pháp này có khả năng oxi hóa toàn bộ những chất hữu cơ chứa thành phần gây độc hại thành CO2 và nước, hay có thể chuyển đổi chất hữu cơ khó phân hủy bằng vi sinh phenol thành những chất hữu cơ có thể phân hủy bằng vi sinh. Để có thể tăng hiệu quả điện thế oxi hóa, người ta buộc phải sử dụng kết hợp với những vật liệu anot có quá thế oxi cao như SnO2 pha Sb2O3, PbO2.
 

Một số phương pháp xử lý nước thải tiên tiến khác

 
Bên cạnh những công nghệ xử lý chất bẩn trong nước thải trên, bạn còn có thể tham khảo thêm hai phương pháp xử lý mới sau đây:
 
Xử lý nước thải bằng phương pháp Fenton
 
Xử lý nước thải bằng biện pháp Fenton cũng được coi là công nghệ oxi hóa chất hữu cơ khó phân hủy sinh học, tính năng khử màu của biện pháp này được đánh giá khá cao nên thường được ưu tiên sử dụng cho lĩnh vực dệt nhuộm.
 
Xử lý nước thải bằng phương pháp Fenton
Xử lý nước thải bằng phương pháp Fenton
 
Cụ thể hơn, Fenton sử dụng ion sắt như một chất xúc tác H2O2 bằng việc tạo ra những gốc tự do cùng khả năng oxi hoa cao với mục đích oxi hóa những chất hữu cơ có trong nước thải, giúp cho nguồn nước thải ra bên ngoài môi trường trở nên an toàn hơn.
 
Quy trình Fenton trong việc làm sạch nước thải bao gồm 4 bước như sau:
 
- Bước 1: Điều chỉnh nồng độ pH
- Bước 2: Phản ứng oxi hóa
- Bước 3: Trung hòa và keo tụ
- Bước 4: Quá trình lắng
 
Xử lý nước thải với biện pháp Johkasou
 
Công nghệ Johkasou là công nghệ tân tiến của Nhật Bản, thích hợp áp dụng cho đa số các hộ gia đình, khách sạn, nhà hàng, tòa chung cư,...dựa vào khả năng xử lý đồng thời toàn bộ các nguồn nước thải sinh hoạt, nước thải phát sinh từ nhà bếp, khu vệ sinh, phòng ăn.
 
Xử lý nước thải với biện pháp Johkasou
Xử lý nước thải với biện pháp Johkasou
 
Trên thực tế, biện pháp Johkasou làm sạch nước thải là dựa vào những vi sinh vật hiếu khí và kỵ khí nhằm tách bỏ BOD, chất vô cơ, hữu cơ, hệ vi khuẩn độc hại trong nguồn nước thải.
 
Điểm mạnh của quy trình xử lý nước thải này chính là an toàn, độ bền cao, hệ thống gọn nhẹ, thể tích của nó chỉ bằng 70% thể tích của hầm cầu với cùng số người sử dụng.
 
Hy vọng qua bài viết về nội dung “Nước thải là gì? Công nghệ xử lý nước thải hiệu quả nhất hiện nay” sẽ giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích. Đồng thời chúng tôi cũng đã chỉ ra các biện pháp xử lý nước thải để bạn có thể áp dụng vào thực tế đời sống hàng ngày.
Tin liên quan

Tin tổng hợp