Mưa gió kéo dài có thể làm tăng độ ẩm trong phòng khiến không gian nhà bạn ẩm thấp và có mùi hôi. Vậy phải làm cách nào để giảm độ ẩm trong phòng nhanh chóng? Cùng tham khảo những cách giảm độ ẩm phòng hiệu quả sau đây để lấy lại cho ngôi nhà của bạn không gian sống trong lành, thông thoáng và mát mẻ nhé!
Nếu nhà bạn xuất hiện các hiện tượng như nấm mốc, nền nhà bốc hơi nước, đổ mồ hôi,..Chắc chắn, độ ẩm trong phòng đang ở mức khá cao. Khi gặp trường hợp trên, nhiều người bối rối không biết Làm cách nào để giảm độ ẩm trong phòng hiệu quả và nhanh chóng.
Đừng lo lắng, hãy tận dụng những cách giảm độ ẩm trong phòng được giới thiệu sau đây để mang lại không khí sạch sẽ, an toàn cho ngôi nhà của nhà bạn.
Độ ẩm không khí là hơi nước ở dạng khí tồn tại trong không gian và không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Để không khí duy trì mức cân bằng, ở trong khí quyển phải chứa tới 80% hơi nước.
Độ ẩm cao hay thấp phụ thuộc vào lượng mưa hoặc sương mù ở từng địa điểm, đơn vị đo độ ẩm là gam trên mét khối (g / m³), dụng cụ đo là ẩm kế.
Vì không khí có tới 78% nitơ, 21% oxi và 1% hơi nước. Khi không khí bão hòa, hơi nước bay hơi lên trên, nguội đi và ngưng tụ thành sương, mây và mưa. Nhiệt độ ảnh hưởng đến lượng hơi nước trong không khí. Nhiệt độ không khí càng cao, độ ẩm càng tăng và ngược lại.
Theo kiến thức chuyên môn, độ ẩm không khí được chia thành ba loại khác nhau:
☑️ Độ ẩm tương đối: Biểu thị mối quan hệ giữa áp suất hơi nước hiện tại và áp suất hơi bão hòa (tức là lượng hơi nước có trong một đơn vị thể tích không khí, đơn vị là%).
☑️ Độ ẩm tuyệt đối: Là phần trăm thể tích hơi nước có trong không khí, được biểu thị bằng tỉ số giữa khối lượng hơi nước và thể tích của hỗn hợp không khí tính bằng g / m³ và không liên quan đến khả năng bay hơi của không khí.
☑️ Độ ẩm 100%: Không khí đạt tới độ bão hòa về hàm lượng hơi nước (hơi nước trong không khí đạt mức tối đa có thể). Độ ẩm 100% không hoàn toàn là hơi nước 100%.
Độ ẩm không khí là hơi nước khó thấy bằng mắt thường
Độ ẩm cao trong phòng có thể làm cho phòng của bạn nóng và khó chịu vì luồng không khí chứa chủ yếu là hơi nước. Hơi nước có thể ám vào các vật dụng trong nhà, chẳng hạn như rèm cửa, gối, tường, đồ đạc, v.v. Đây là môi trường lý tưởng cho những loại nấm mốc và vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm phát triển.
Nấm mốc có thể phát tán và tạo ra mùi hôi rất khó chịu trong ngôi nhà của bạn nếu không giảm độ ẩm không khí trong phòng. Ngay cả trên bề mặt sàn, tường nhà bạn cũng có thể xuất hiện những vết mốc đen, xanh khó coi, gây tróc sơn, loang lổ rất mất thẩm mỹ.
Hơn tất cả đó chính là vi khuẩn nấm mốc sinh sôi trong thời tiết ẩm ướt sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người sinh sống trong không gian đó. Chính vì thế, công tác làm giảm độ ẩm trong phòng là điều cực kỳ quan trọng, đặc biệt là vào những ngày thời tiết nồm ẩm ở phía Bắc nước ta.
Tóm lại, độ ẩm cao gây ra nhiều trở ngại trong cuộc sống của bạn như:
☑️ Là điều kiện để vi khuẩn, nấm mốc phát triển, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp ở con người. Tiềm ẩn nhiều bệnh tật và ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là những gia đình có người già và trẻ nhỏ.
☑️ Gây nấm mốc trên quần áo và các vật dụng trong nhà.
☑️ Độ ẩm cao có thể gây khó chịu, mệt mỏi cơ thể, sàn trơn trượt, nguy hiểm cho người già và trẻ em.
☑️ Độ ẩm cao cũng là một nguyên nhân khiến các thiết bị điện tử, thiết bị y tế,… nhanh chóng bị hư hỏng.
Như vậy, độ ẩm trong phòng cao mang đến nhiều trở ngại cho con người, đặc biệt là ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Nhưng làm thế nào để bạn xác định xem độ ẩm trong nhà ở mức bao nhiêu là thích hợp?
Làm giảm độ ẩm trong phòng để bảo vệ sức khỏe
Độ ẩm và nhiệt độ không khí là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và hoạt động của con người. Theo nghiên cứu khoa học, làm giảm độ ẩm trong phòng thích hợp nhất là 40-70%. Riêng đối với phòng dành cho trẻ sơ sinh nên để trong khoảng 40-60%.
Ở các bệnh viện lớn, độ ẩm thường được giữ ở mức 55%. Vào mùa hè, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) đã tiến hành một nghiên cứu và họ kết luận rằng độ ẩm lý tưởng trong nhà vào mùa hè là 30-50%. Bạn có thể điều chỉnh phạm vi này theo ý thích của mình trong phạm vi này, đảm bảo rằng nó không vượt quá 60%.
Để kiểm tra các thông số về độ ẩm trong ngôi nhà, bạn có thể sử dụng một nhiệt ẩm kế điện tử. Ngoài ra, nhiệt ẩm kế còn có các chức năng khác như nhiệt độ, thời gian… giúp đọc kết quả mọi lúc mọi nơi để có thể chủ động điều chỉnh cho phù hợp.
Mỗi hộ gia đình nên bảo vệ tài sản quý giá nhất của mình bằng cách kiểm soát độ ẩm trong nhà bằng nhiệt kế đo độ ẩm trong nhà. Biết được tình trạng độ ẩm không khí trong nhà cũng là cách để bạn thấy được mức độ an toàn của môi trường đối với sức khỏe của bạn.
Giảm độ ẩm trong phòng ở mức 40-70% là hợp lý
Sau khi đã xác định được các mức độ ẩm an toàn, vậy bạn đã biết làm thế nào để giảm độ ẩm trong phòng?
Có thể cho rằng, sử dụng máy hút ẩm là cách tốt nhất để giảm độ ẩm trong phòng. Tuy nhiên, nếu gia đình bạn không có máy hút ẩm hoặc độ ẩm chỉ ở mức vừa phải. Bạn có thể tận dụng những thiết bị đã có trong nhà để làm giảm độ ẩm trong phòng.
Sử dụng quạt trong thời gian dài sẽ làm tăng chuyển động của không khí trong phòng và loại bỏ hơi ẩm dư thừa. Đây là một trong những cách đơn giản nhất để giảm độ ẩm không khí. Quạt sẽ giúp làm mát môi trường trong phòng kín, tạo cảm giác thoải mái hơn cho người sử dụng.
Cách giảm độ ẩm trong phòng bằng quạt gió
Để giảm độ ẩm trong phòng, luôn giữ cho ngôi nhà thông thoáng là việc cần làm thường xuyên. Cần đặc biệt chú ý đến những khu vực có độ ẩm cao như: phòng tắm, nhà bếp. Nếu có thể, hãy mở cửa ra vào và cửa sổ thường xuyên, để lỗ thông hơi mở lâu hơn để đảm bảo thông gió đầy đủ.
Một trong những cách đơn giản nhất để giảm độ ẩm trong nhà bên cạnh việc bật quạt đó là mở cửa sổ. Điều này sẽ giúp làm lưu thông gió, thổi khô không khí trong nhà, đặc biệt là trong các phòng ẩm ướt như phòng tắm và nhà bếp.
Giảm độ ẩm trong nhà khi mở cửa sổ thông gió
Sử dụng than củi cũng là một cách giảm độ ẩm trong phòng nhanh chóng và hiệu quả. Bạn hãy cho than vào rổ và để trong một góc nhà, thời gian sử dụng khoảng từ 2-3 tháng. Nên chọn loại than dừa vì chúng có khả năng hút ẩm cao hơn những loại khác.
Bật điều hòa không khí không chỉ có tác dụng làm mát phòng mà còn là cách giảm độ ẩm hiệu quả, nhất là trong những ngày mưa lớn. Cách này có thể giảm độ ẩm trong phòng và áp dụng trên diện rộng vì nó giúp không khí trong phòng khô và thông thoáng hơn.
Giảm độ ẩm không khí trong phòng bằng máy điều hòa
Lò nướng và bếp cũng là một trong số những nguyên nhân khiến độ ẩm trong nhà tăng lên đáng kể. Vì vậy, khi nấu nướng bạn hãy cố gắng đậy kín thức ăn và bật quạt hút mùi, hút khói trong bếp. Đây cũng là cách dễ dàng để giảm độ ẩm và hạn chế mùi hôi trong phòng.
Việc tắm vòi hoa sen thông thường sẽ tạo ra nhiều hơi nước dư thừa, làm tăng độ ẩm trong phòng tắm cũng như trong nhà. Bạn càng tắm lâu, lượng hơi nước được tạo ra càng nhiều.
Cách giảm độ ẩm trong nhà lúc này là mở cửa sổ hoặc để quạt thông gió lâu hơn sau khi tắm xong. Ngoài ra, nếu có thể, hãy tắm bằng nước lạnh thay vì sử dụng nước nóng.
Một trong những cách đơn giản và hiệu quả để giảm độ ẩm trong nhà mà không cần dùng đến máy hút ẩm là sử dụng đá muối. Chúng thu hút và lưu trữ các phân tử nước từ môi trường xung quanh, kéo hơi ẩm ra khỏi không khí giống như một máy hút ẩm. Ngoài ra, chi phí mua đá muối cũng rẻ hơn rất nhiều so với việc đầu tư một chiếc máy hút ẩm hiện đại.
Cách giảm độ ẩm trong phòng bằng đá muối
Hãy phơi quần áo bên ngoài thay vì bên trong nhà. Treo quần áo trong nhà có thể làm tăng độ ẩm, đặc biệt là trong những căn phòng thông gió kém. Cách tốt nhất để giảm độ ẩm trong phòng là phơi quần áo bên ngoài, đặc biệt là trong mùa mưa. Nếu có kinh phí, hãy đầu tư một chiếc máy sấy bên cạnh máy giặt để có thể sấy khô quần áo ngay sau khi giặt.
Giảm độ ẩm trong phòng bằng cách phơi quần áo ngoài trời
Nếu bạn nhận thấy thảm bị ẩm hoặc mốc, hãy làm sạch ngay bằng chất tẩy khô (như baking soda, khá rẻ và hiệu quả). Do thảm có xu hướng hút ẩm, đặc biệt là khi độ ẩm trong nhà cao. Không vệ sinh thảm sạch sẽ là tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển gây bệnh nguy hiểm.
Nếu căn phòng của bạn bị ẩm mốc xâm nhập, hãy thực hiện một trong những cách giảm độ ẩm trong phòng kể trên ngay lập tức. Bạn chắc chắn sẽ hài lòng với hiệu quả mà chúng mang lại. Sử dụng nhiệt kế đo độ ẩm để luôn kiểm soát độ ẩm trong nhà của bạn, nhanh chóng tìm cách điều chỉnh mức độ đảm bảo an toàn cho sức khỏe mọi người.